Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thế di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.

Cố đô Huế

Khái quát về quần thế di tích cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.

cố đô HuếKhi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo về và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.

Cố đô Huế, một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam

Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy cảu chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Xem thêm :

Hệ thống các công trình kiến trúc, thành quách của cố đô Huế được coi là sự kết hợp mẫu mực, hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây, đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, núi non hùng vĩ. Đến với Huế, bạn không thể bỏ qua mà không tham quan các địa danh nổi tiếng như hoàng cung Huế (như Đại Nội – Bảo tàng cổ vật cung đình Huế), các lăng tẩm (như lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, Gia Long, Thiệu Trị,  Đồng Khánh), thăm cung An Định, đàn Nam Giao,…

Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích cố đô Huế được phân thành hai khu đó là cụm công trình trong kinh thành Huế và ngoài kinh thành Huế cùng với những công trình nổi tiếng như kỳ đài, văn miếu Quốc Tử Giám, điện Long An, tàng thư lâu, viện cơ mật – tam tòa, hoàng thành Huế, ngọn Môn, các lăng tẩm của vua chúa thời Nguyễn,… Đây là điểm thu hút các tour du lịch và du khách trong nước và quốc tế.

Bên cạnh các công trình kiến trúc độc đáo, cố đô Huế còn hấp dẫn bởi các lễ hội văn hóa, bởi âm nhạc cung đình vừa trang trọng vừa tinh tế, mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình thì có lễ Tế Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ Thương triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh. Mỗi lễ hội đều được tổ chức với các nghi thức trang trọng mà phần hồn của nó chính là âm nhạc, lễ nghi cung đình.

Đến với cố đô Huế, có lẽ du khách sẽ không thể quên được những công trình kiến trúc đồ sộ, những lễ hội văn hóa đặc sắc. Không chỉ vậy, du khách còn được đắm mình vào Festival Huế và nhã nhạc cung đình Huế, một thứ âm nhạc thanh tao mà trước đây chỉ có vua chúa mới có cơ hội được thưởng thức. Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế mang một ý nghĩa lớn lao, trở thành quốc hồn quốc túy của dân tộc. Với ý nghĩa đó, Huế mãi mãi sẽ vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

4.4/5 - (8 bình chọn)