Trong số các công trình đền tháp theo phong cách Chăm Pa ở nước ta, có lẽ tháp Chăm Bình Định là công trình độ sộ và mang tính nghệ thuật cao nhất. Đây là một kiểu kiến trúc đền tháp Chăm Pa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm, hay còn gọi là người Chăm. Chiêm ngưỡng tháp Chăm Bình Định, bạn sẽ bất ngờ trước vẻ lộng lẫy và độc đáo của nó. Có thể nói đây chính là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.
Giới thiệu khái quát tháp Chăm Bình Định
Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.
Khu di tích tháp Chăm Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.
Tháp chăm Bình Định nằm trong quần thể khu tích thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng, một di sản văn hóa thế giới, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại đây có các công trình kiến trúc chủ yếu theo các phong cách kiến trúc Chăm Pa (Hoà Lai và Đồng Dương ở thế kỷ 9). Dù theo những phong cách khác nhau song ta không thể phủ nhận chúng đều mang đậm nét phong cách của người Chăm, nói lên nét văn hóa truyền thống của họ.
Tháp Chăm Bình Định – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa
Các công trình của tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch là vật liệu chủ yếu. Có hai loại gạch được sử dụng phổ biến để xây dựng lên những tòa tháp này đó là gạch hồng và màu đỏ thẫm. Kiến trúc của tháp khá độc đáo với mặt tháp hình vuông và bên trong tương đối chật hẹp. Tháp không có nhiều cửa để mở, thường chỉ có duy nhất một cửa để mở, đó là cửa hướng Đông. Cả trần và mặt tường của tháp đều được thiết kế và xây dựng rất kỳ công.
Hiện khu di tích tháp chăm Bình Định chỉ còn lại có 8 cụm di tích với 14 tháp khá đồ sộ. Mặc dù số lượng còn lại không nhiều nhưng những giá trị mà tháp Chăm này để lại cho chúng ta lại vô cùng to lớn. Chúng không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị lớn về mặt lịch sử. Ngoài những tháp trên có có khá nhiều tòa thành cổ như Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và rất nhiều những tác phẩm cũng như công trình điêu khắc mang đậm nét kiến trúc của người Chăm.
Như trên đã nói, tháp chăm Bình Định được xây dựng chủ yếu theo các phong cách chính đó là Hòa Lai và Đồng Dương,… Đây là hai phong cách chủ yếu trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. Khi theo hai phong cách này, các đền tháp thường được kết cấu khá vững chắc với các hàng cột ốp và những cửa vòm to khỏe. Hàng năm, nơi đây tiếp nhận một lượng du khách khá lớn, các tour du lịch đến với nơi đây cũng ngày một nhiều hơn.
Đa phần các tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch, có tháp xây chủ yếu bằng gạch, ngoài ra có thêm một số vật liệu khác. Gạch được sử dụng cho việc xây dựng tháp đều là gạch có màu đỏ hồng hoặc có màu đỏ sẫm và được nung rất kỳ công. Khi xây dựng những viên gạch này không cần sử dụng vữa để bắt mạch và những nhà kiến trúc xây dựng tháp còn có thể chạm khắc trực tiếp trên các viên gạch này.
Xem thêm :
Một đặc trưng nữa trong kiến trúc của tháp Chăm Bình Định đó là việc trang trí khá độc đáo với cách trang trí là các kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu. Dường như các họa tiết trang trí hay kiến trúc ở đây đều được xây dựng theo kiến trúc đối xứng và đồng dạng. Vị trí xây dựng của tháp chủ yếu là tại vị trí thoáng. Đó là những nơi có gò đồi cao, cách xa chỗ người dân sinh sống.
Tháp Chăm Bình Định là một công trình kiến trúc hết sức đồ sộ và nguy nga. Đến với khu di tích này, bạn như đang được đắm mình trong những tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy, được tạo nên một cách tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Vẻ đẹp của các công trình này không thể được miêu tả toàn diện chỉ bằng ngôn từ mà cần phải chiêm ngưỡng và cảm nhận trực tiếp. Chỉ có thể nói, tháp Chăm Bình Định chính là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.