Là lễ hội dân gian chính thức diễn ra vào 14h30 ngày 3 tháng 3 (13 / 1 âm lịch) tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông (Phú Thọ) . Hội Phết Hiền Quan được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương , người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước .
Lịch sử
Tương truyền nữ tướng Thiều Hoa là con trong một gia đình nông dân nghèo ở động Lăng Sương bên bờ sông Đà thuộc huyện Thanh Châu (nay là huyện Thanh Thủy , Phú Thọ ) Thời niên thiếu, trong những buổi chăn trâu, hái củi trên núi, bà cùng bạn bè đẽo củi tre, dùng gậy khăng chia làm hai phe chơi đánh phết . Năm 16 tuổi Thiều Hoa đến tu hành tại chùa Phúc Thánh – Hiền Quan . Nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều hoa tập hợp được đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ rồi về Hát Môn ứng nghĩa dưới lá cờ của bà Trưng , được Trưng Trắc phong làm “ Đông cung tướng quân ” lĩnh ấn tiên phong về Luy Lâu đánh Tô Định .
Sau khi bình xong giặc Hán . Vua Trưng phong thưởng các công thần , Thiều Hoa không nhận quân chức ở triều , xin được ở lại Song Quan tiếp tục tu hành cứu nhân độ thế . Một năm sau Thiều Hoa mất, nhân dân lập miếu thờ và Trưng Vương ban sắc phong bà là “ Phụ quốc công chúa ” , thế nên cứ dịp 12 – 13 tháng giêng hàng năm , nhân dân trong vùng lại xum họp cùng nhau tổ chức hội phết Hiền Quan để tưởng nhớ công đức của bà .Đền thờ, lăng mộ của bà, chùa Phúc Khánh và đình làng vẫn luôn được giữ gìn , tu tạo chu đáo .
Lễ hội phết Hiền Quan
Gồm 4 phần chính : Rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh Phết . Lễ rước kiệu được tiến hành từ chiều ngày 12 tháng giêng , được khiêng từ Đình ra Đền do các thanh niên trai tráng trong làng mặc quần áo lễ phục binh sĩ thời xưa hộ tống . Sau rước kiệu là phần tế lễ , tham gia tế lễ có ông Tiên Chỉ và các bậc bô lão trong làng . Người đọc văn tế là ông bàn thượng, nội dung các bản văn tế được viết trong các sắc phong . Lễ “ Khẩn tấu ” do ông Tiên Chỉ đọc mong cuộc sống an bình , thịnh vượng , nhà nhà cơm no áo ấm cho mọi người dân , sau đó là lễ dâng xôi gà , bánh chưng, bánh dày lên các bậc Thánh hiền nhân . Sau ba tuần rượu tế là đến lễ kéo quân . ..
Được chia thành hai đoàn , mỗi đoàn có vài trăm người tham gia , dẫn đầu mỗi đoàn là trưởng lão râu tóc bạc phơ, mình quấn khố đỏ , đầu chít khăn vàng , tay cầm cờ râng cao , miệng hô vang, trống cái, trống con rầm rầm theo nhịp phách , biểu thị sự oai phong của đoàn quân . Khi 2 đoàn quân gặp nhau thì binh sĩ tha hồ tranh cướp cờ, long đao . Đoàn nào cướp được nhiều coi như đoàn đó thắng rồi lại về chầu trước sân đền để nhận chỉ. Cứ như vậy, lễ kéo quân tưng bừng được diễn đi diễn lại ba vòng rồi lại tề tựu giữa sân Đền cùng hò reo vui mừng chiến thắng .
Cướp Phết
Có 6 quả ” Phết ” đường kính khoảng 6-7cm và 3 quả ” Chúi ” nhỏ hơn khoảng 4 – 5cm để những người tham gia lễ hội cùng giành lấy , hai thứ này được làm từ củ tre sơn đỏ .
Chiều ngày lễ hội . Quả Phết thường được vị chủ tế mang theo từ đền ra bãi cát ven sông hay bãi đất đồng trống trải , vây xung quanh chủ tế là các hàng , lớp thanh niên trai tráng khỏe mạnh lập rào chặt chẽ để bảo vệ Phết . Khi đến bãi trống , vị chủ tế sẽ đặt Phết vào hố phết đã được đào sẵn , hoặc tung lên cao và rất nhiều người tham gia lễ hội sẽ cùng nhau tranh cướp . Ai cầm được quả Phết chạy qua cột cờ mốc giới coi như thắng cuộc , cuộc thi cứ như vậy cho đến khi tất cả Phết đã có chủ .
Tiếp sau đó là đến lượt các quả Chúi sẽ được đưa ra. Quả Chúi không cần các nghi lễ cầu kỳ như Phết . Theo quan niệm của làng , ném chúi là để ” trừ tai viễn tống “, xua đi mọi rủi ro tật bệnh.
Người dân quan niệm rằng nếu ai giành được quả Phết và Chúi hay chỉ chạm được tay vào là cả năm sẽ rất may mắn .
Xem thêm : Địa điểm du lịch gần Hà Nội