Những lễ hội Sapa đặc sắc của các dân tộc bản địa

0
1417
5/5 - (2 bình chọn)

Lễ Hội Sapa đặc sắc của người dân bản địa

Không chỉ nổi tiếng bởi những địa điểm du lịch hấp dẫn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa. Mà nơi đây còn nổi tiếng bởi nét đẹp văn hóa cổ truyền bởi những lễ hội SaPa của người dân tộc Dao, Mông, Tày, Xã phó, Giáy. Đó là cái hồn của mảnh đất SaPa và đó cũng chính là lý do khiến nơi đây thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Lễ hội SaPa mang những nét văn hóa đặc trưng riêng, màu sắc riêng của mỗi dân tộc khác nhau.

  1. Lễ hội Tết nhảy

Lễ hội Tết nhảy là một lễ hội vô cùng quan trọng của người dân tộc Dao ở Tả Van.

 Lễ hội chỉ được diễn ra trong 1- 2 ngày ( vào mùng 1 – 2 tết âm lịch ). Trước khi lễ hội diễn ra, những nam thanh niên phải chuẩn bị trước đến cả vài tháng. Họ ôn luyện các điệu nhảy của dân tộc mình. Đó là 14 điệu nhảy kể về những giai thoại hào hùng, sự tích, truyền thuyết về dòng họ của họ. Trong khi đó, những người con gái dệt, thuê những trang phục mới đầy màu sắc, chuẩn bị cho lễ hội. Lễ hội thường được diễn ra ở trước nhà tộc trưởng. Mọi người trong làng đều nô nức chuẩn bị cho Tết nhảy.

Vào sáng sớm mồng 1 tết âm lịch, khi mặt trời chưa ló rạng thì gia đình nhà tộc trưởng đã tề tựu bên bàn thờ. Trước bàn thờ, nam giới sẽ phụ giúp cho các thầy cúng chính “ chói phang pi ” và các “ sài cỏ ” sẽ nhảy đồng. Cùng với tiếng tù và mang ý nghĩa mời thần linh xuống dự lễ. Tiếp theo là 14 điệu nhảy sẽ được biểu diễn. Những điệu nhảy vừa mang tính độc đáo, đặc sắc, vừa mang đậm tính nhân văn.  Sau đó là lễ rước tổ tiên về với dân làng.

  1. Lễ hội xuống đồng

Ở Tả Van có lễ hội Tết nhảy, thì xã Bản Hồ có lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày và Dao. Hội bắt đầu vào ngày mồng 8 tết âm lịch. Trong lễ hội sẽ diễn ra những nghi thức rước đất, rước nước, rước kiệu, xuống đồng, được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ có những nghi thức truyền thống mà còn có cả những bài hát, điệu múa truyền thống của người dân tộc Tày, Dao. Những điệu múa xòe hoa diễn ra trong tiếng khèn, tiếng trống cùng tiếng hò reo, cổ vũ của người xem. Còn cả những trò chơi như ném có,bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…Những trò chơi này giúp du khách thập phương có thể hiểu hơn về văn hóa truyền thống của người dân tộc. Lễ hội xuống đồng mang ý nghĩa mong muốn một mùa màng bội thu, tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Đây được coi là lễ hội đặc sắc ở SaPa, thu hút rất nhiều du khách đến đây mỗi năm vào những ngày xuân. Du khách đến với lễ hội xuống đồng còn được thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm lễ hội xuống đồng khi bạn có cơ hội đến SaPa những ngày đầu năm mới nhé.

  1. Lễ hội hoa chuối

Lễ hội hoa chuối là một lễ hội vô cùng quan trọng mang bản sắc riêng của người dân tộc Xá phó. Khác biệt so với các lễ hội khác diễn ra ở Lào Cai, lễ hội hoa chuối được tổ chức vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Ý nghĩa của lễ hội hoa chuối là cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Trong ngày diễn ra lễ hội, các cô gái trong trang phục truyền thống thực hiện những điệu múa. Đặc biệt, những điệu múa ấy mô phỏng động tác sản xuất, sinh hoạt thường ngày. Với mong muốn giản đơn của người dân tộc vùng cao là có một cuộc sống an vui.

Lễ hội hoa chuối diễn ra nghi thức múa cầu mùa, dâng cơm mới và những món đặc sản của vùng đất quê hương lên thần linh. Một cây chuối sẽ được dựng tại trung tâm diễn ra buổi lễ, trên thân cây chuối đó được gắn các loài hoa. Mọi người sẽ đi vòng quay cây chuối đó để thực hiện những nghi thức truyền thống của buổi lễ. Mỗi gia đình mang đến cho chủ hội những đồ vật phẩm như: gà, chim, gạo…để chuẩn bị cho buổi lễ. Khi thờ thần linh, cúng tổ tiên xong, chủ hội xin phép thần linh, sau đó cho các gia đình hạ lễ. Các món ăn được chia thành 2 mâm riêng, 1 mâm dành cho đàn ông, 1 mâm còn lại dành cho phụ nữ.

  1. Lễ hội “ Nhặn Sồng ” và “ Nào Sồng ”

lễ hội Sapa
lễ hội Sapa

Đây là một lễ hội Sapa độc đáo của người Dao đỏ ở làng Giảng Tả Chải, được tổ chức vào ngày tốt của tháng đầu tiên trong năm. Lễ hội này mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Khác so với mong ước cuộc sống ấm no hạnh phúc của các lễ hội khác ở SaPa. Thì lễ hội “ Nhặn Sồng ” được tổ chức nhằm giáo dục người dân, ngăn chặn nạn phá rừng. Đồ cúng lễ là một con lợn có long đen tuyền, béo tốt, khỏe mạnh. Nơi tổ chức là nơi thờ thần thổ địa ( một gốc cây cổ thụ, một phiến đá lớn ) trong rừng cấm của cả làng.

Lễ hội “ Nào Sồng ” là tên gọi khác của lễ hội “ Nhặn Sồng ”, nhưng đó là lễ hội của người Mông ở Séo Mí Tỷ.

Trên đây chỉ là ít trong rất nhiều những lễ hội đặc sắc ở SaPa. Nếu bạn có cơ hội lên với thành phố sương mù này thì hãy tham gia những lễ hội này nhé.

Xem thêm :