Người Mường Hòa Bình có cồng chiêng và khi nhắc đến người Phú Thọ là ta không thể không nhắc đến Đâm Đuống của người Mường tằn. Đuống là một nét đẹp văn hóa tiêu biểu của người Tân Sơn nói riêng, người Mường Phú Thọ nói chung. Đâm đuống là hình thức giã gạo, kết hợ Chày và cối là tượng trưng cho vật giống nam và nữ mô phỏng cho hành vi tính giao. Với ý nghĩa ấy mà từ chức năng thực dụng giã thóc thành gạo, chàm đuống còn đi vào tín ngưỡng phồn thực của người Việt nói chung, người mường nói riêng. Rồi từ đó đuống không chỉ là chày cối nữa mà nó trở thành nhạc khí đi sâu vào diễn xướng dân gian thành nhiều bài đuống với nhiều giai điệu, tiết tấu sinh động khác nhau .
Tân sơn là một huyện miền núi của tính Phú Thọ, là một trong những địa bàn tập trung khá đông dân tộc thiểu số như : Mường, dao, tày, thái….Tân Sơn là một vùng đất có nhiều điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, là một điểm đến lý tưởng sinh thái khi đến du lịch Phú Thọ . Với rừng nguyên sinh của vườn quốc gia Xuân Sơn, là nơi dự trữ những nguồn động thự vật quý, hiếm. Hệ thống hang động dày đặc, đồ sộ và đẹp. Hiện nay, tại đây cũng thu hút khá là nhiều khách thăm quan mặc dù đang trong quá trình thực hiện dự án phát triển. Người Mường nơi đấy thường cư trú ở thung lũng chân núi, chủ yếu là canh tác lúa nước, lúa nương. Khi khoa học công nghệ chưa phát triển, chưa có máy xát, máy tuốt thì đuống là một trong những công cụ quan trọng trong xản suất. Dần dần đuống đi vào đời sống tinh thần của người mường, là một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người mường Tân Sơn .
Tục Đâm Đuống là gì? .
Đâm Đuống hay còn gọi là chàm đuống Đâm Đuống hay còn gọi là Chàm Đuống là một hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong lễ hội, có tính nghệ thuật, và có tính tổ chức. Đâm Đuống là hình thức dùng chày gõ vào hai bên thành đuống theo quy tắc và nhịp điệu nhất định tạo ra âm thanh rất đặc biệt. Tục “Đâm Đuống” là nét văn hóa đặc sắc của người Mường thường được tổ chức vào dịp lễ tết,hội mùa, cưới xin, dựng nhà…Tục Đâm Đuống hay còn gọi là Chàm Đuống. Chàm là đâm từ trên xuống. Điều đặc biệt của đâm đuống là chỉ do phụ nữ biểu diễn, đây là tục lệ có tính nghệ thuật và tổ chức cả bản giã gạo nhưng nhà nào giã nhà nấy .
Nguồn gốc .
Người Mường thởi xưa sinh sống bằng nghề trồng lúa . Đuống chính là hình ảnh thực hiện về một chiếc cối giã gạo của người Mường mang đầy tính lịch sử về một dân tộc cội nguồn. Cối Đuống là một thân gỗ đục rỗng lòng, dài từ một đến hai sải tay, tùy theo số lượng người phụ nữ trong gia đình. Tay cầm chiếc chày đâm từ trên xuống. Xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực, hài hòa âm dương khi kết hợp các dụng cụ được sử dụng: sự kết hợp giữa chày và đuống tạo ra nhịp điệu hòa hợp, nhịp nhàng. Chày và cối tượng trưng cho vật giống nam và nữ. Chày giã vào cối là mô phỏng hành vi tính giao. Quan niệm về sự sinh sôi, nảy nở , hưng thịnh của mọi vật được thể hiện qua hai công cụ là Đuống và Chày, hai vật biểu trưng cho âm và dương, sự hài hòa của trời đất.
Chức năng và cách thức sử dụng .
Khi đâm đuống có ba động tác cơ bản là: giã, đánh và đập. Giã: là đâm thẳng đầu chày vào thành đuống. Đập là đập cạnh đầu chày vào thành đuống. Đánh là đánh hai cạnh đầu chày vào nhau. Số lượng người tham gia sẽ theo quy định tùy theo số lượng chày và độ dài của đuống. cái đuống dài thì sẽ có nhiều người tham gia và ngược lại. Thông thường người ta sẽ chọn con số lẻ. Đội hình đâm đuống được chia ra làm hai bộ phận: Đuống cái và Đuống con. Đuống cái do một người đảm nhiệm, phải là người đông con nhiều cháu, con cái đề huề , người có sức khỏe như Bà, bác gái, còn Đuống con do một nhóm người đảm nhiệm như: con dâu, cháu dâu, con, cháu … Người đánh Đuống cái (chày cái) phải giã giữ nhịp và chuyển điệu cho các đuống con (chày con) giã theo những nhịp khác nhau. Diễn tấu của người Mường gồm có 3 điệu chính: Đuống các, đuống tung ống và đuống kham .
Tục Đâm Đuống thường diễn ra chủ yếu vào ngày tết, mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, lễ mở của rừng , lễ mừng cơm mới, cưới xin… Người Mường tằn thường Chàm Đuống vào ngày muồng 3 rạng sáng ngày muồng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm .
Lắng nghe, cảm nhận tiếng đuống khi gõ vào lòng hay thành sẽ nhận ra nhũng âm thanh trầm bổng khác nhau. Chính những âm thanh đó được người Mường thăng hoa lên trong cảm xúc tạo thành nghệ thuật diễn tấu Đâm Đuống .
Đuống được đâm theo nhịp ba, nhịp hai hoặc hai nhịp kết hợp lại với nhau. Tùy theo từng điệu đuống khác nhau và trong từng không gian khác nhau. Ngày nay, đồng bào dân tộc Mường không sử dụng đuống để giã lúa, nhưng đâm đuống đã trở thành phong tục và là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, hội hè. Đâm Đuống thực sự đã trở thành một nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc huyện Tân Sơn nói chung. Trong dịp lễ hội Đền Hùng, khi đến với vùng không gian xứ Mường Tân Sơn là không có ai không thể chú ý đến bài Đuống của người Mường nơi đây bên chiếc nhà sàn đơn sơ, giản dị mà ấm áp tình người. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những mục tiêu phát triển, là nền tảng cho nghành du lịch Phú Thọ phát triển .