Chia sẻ kinh nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng từ Hà Nội

0
2163
Ảnh : Rùa Sỹ
5/5 - (22 bình chọn)

Một số kinh nghiệm du lịch lễ hội Đền Hùng từ Hà Nội giúp bạn tận hưởng chuyến đi thoải mái nhất.

Tới 3 triệu lượt khách trong dịp lễ hội đền hùng hàng năm, nhưng dòng người nóng nhất đổ về đây lại chủ yếu tập trung bắt đầu từ các ngày mùng 7 ,8 ,9 và 10 nên tình trạng chen lấn xô đẩy là chuyện thường, bạn sẽ phải chuẩn bị gì để đi vào những lúc đông đúc như thế này ?

Lưu ý : Mọi du khách khi hoạt động tại những địa điểm đông người, nên chú ý đeo khẩu trang và vệ sinh tay nếu có thể, để đề phòng chống dịch bệnh covid 19.

Lựa chọn tuyến đường từ Hà Nội :

  • Đi đường Phạm văn đồng ra Nam Thăng Long qua Vĩnh Phúc về Việt trì rồi Đền Hùng ( Đường Phạm Văn đồng ngày thường còn tắc nữa chi dịp ngày lễ, chưa tính bạn sẽ vẫn bị tắc khi vào nên đây là phương án phù hợp với các bạn quanh khu vực này thôi ) – Dự kiến 88 km
  • Đi thẳng đường QL 32 bắt đầu từ Hồ Tùng Mậu qua Sơn Tây về Phú Thọ rồi Đền Hùng ( đi theo tuyến đường này cũng được nhưng lưu ý lách giờ ách tắc từ 7h – 8h sáng, có khả năng tắc ở Lâm Thao từ 9H sáng đến 10H ) – Dự kiến 86 km 
  • Đi thẳng đường QL 32 bắt đầu từ Hồ Tùng Mậu qua Sơn Tây về Ba Vì qua cầu mới Văn Lang bắt sang Việt Trì rồi đi Đền Hùng – Dự kiến 82 km 
  • Đi vào đại lộ Thăng Long về Sơn tây rồi men theo quốc Lộ 32 về Phú Thọ rồi Đền Hùng ( đây là lựa chọn tuyến đường tốt cho các gia đình, tuy xa hơn chút nhưng đường thông thoáng, tốc độ thoải mái đến tận Phú Thọ, vẫn có khả năng tắc ở Lâm Thao từ 9H sáng đến 10H ) – Dự kiến 96 km 

Dâng lễ :

Ngày giỗ Tổ có 2 loại bánh mang tính chất biểu tượng là bánh chưng, bánh dày, ngoài ra cũng có thể dâng hương hoa hay lễ mặn Xôi, Gà. Nhưng đừng quên điều trọng chính là ở sự chân thành chứ không phải ở cái lễ, chỉ cần thắp một nén hương để thể hiện tấm lòng hướng về ngày giỗ cội nguồn và cầu mong cho bản thân, gia đình một điều gì đó. Đừng tệ hại mà mâm cao cỗ đầy nhưng thiếu sự thành kính .

Điểm đến tại đền :

Sau khi làm lễ, nơi bạn nên đến tiếp theo là : Bảo tàng Hùng Vương – nơi lưu giữ các hiện vật cổ Nhà nước Văn Lang, thời đại Hùng Vương dựng nước và giữ nước. Đền Mẫu Âu Cơ trên núi Ốc Sơn ( núi Vặn ) …

lễ hội đền hùng
Nguồn ảnh : Internet

Vui chơi ăn uống :

Các điểm vui chơi ăn uống vào dịp lễ hội khá đắt đỏ, ví như bát bún bát phở lõng bõng nước cũng 50 nghìn rồi, lại còn nhìn rất mất vệ sinh do chỉ là khu vực nhà tạm bợ mở ra phục vụ kinh doanh ngày lễ, nếu có điều kiện kinh tế hơn, bạn có thể chọn vào các nhà hàng trong khu vực.

Ngoài ra đồ đạc vật dụng có giá trị thì nên cất chỗ an toàn, đây là dịp trộm, móc túi hoành hành mọi người chú ý đề phòng.

Điểm đến Chú ý :

Thông thường chuyến hành hương của bạn là từ buổi sáng đến trưa là đã xong thấm mệt muốn về rồi, trên đường chiều về có thể dạo qua huyện Thanh Thủy. từ Đền Hùng về buổi trưa hay chiều -> Thị trấn Hưng Hóa ( huyện Tam Nông, Phú Thọ ) -> thị trấn Thanh Thủy ( tại đây có thể đi chơi một số khu du lịch, như đi tắm khoáng bơi lội, tắm hơi, tắm bùn, ăn uống… trước khi xuôi Hà Nội ) Quãng đường từ Đền Hùng về Thanh Thủy hơn 30 km mất 1 giờ là nhiều nhất, sau đó về Hà Nội theo hướng đi cầu Đồng Quang > 70 km, tổng quãng đường khoảng > 100 km.

Thanh Thủy là nơi vốn nổi tiếng với nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên theo kèm nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng được một số cơ sở đầu tư khá chất lượng.

Cuối cùng xin chúc các bạn có một chuyến đi chơi vui vẻ và ý nghĩa với thông tin từ kinh nghiệm du lịch nho nhỏ này nhé.

Xem thêm :