Khám phá làng gốm Phù Lãng

0
2431
5/5 - (10 bình chọn)

Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh, chuyên về làm gốm sứ. Giống như làng gốm Bát Tràng, làng gốm Phù Lãng đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Không những thế, nơi đây còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh, thu hút du khách thập phương tới tham quan và thử nghiệm công việc làm gốm thú vị này.

Vài nét về làng gốm Phù Lãng :

Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống có từ rất lâu đời của huyện Quế Võ. Nghề gốm chính là cái hồn cốt của làng nghề này. Trước đây, sản phẩm của làng gốm Phù Lãng chuyên cung cấp cho khắp một vùng Kinh Bắc. Địa danh này đã costwf rất lâu đời, tương truyền là từ cuối thời nhà Trần. Có thể nói làng gốm này đã có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời.

Theo những gì được ghi chép lại thì ông tổ nghề gốm của làng gốm Phù Lãng tên là Lưu Phong Tú. Ông đã có công rất lớn trong việc học hỏi kỹ thuật làm gốm và truyền bá, tạo lập nên làng gốm Phù Lãng như ngày nay. Nghề gốm được ông học khi đi sứ sang Trung Quốc. Từ thời nhà Trần đến nay, nghề gốm của làng Phù Lãng được truyền từ hết đời này sang đời khác còn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Làng gốm Phù Lãng tập trung vào 3 loại hình sản phẩm chủ yếu, đó là loại hình sản phẩm dùng cho các tín ngưỡng dân gian, loại hình sử dụng trong gia đình làm các đồ gia dụng và cuối cùng là loại hình dùng trong việc trang trí. Mỗi loại hình đều được làm một cách tỷ mẩn và khéo léo, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm hoàn hảo nhất.

Sản phẩm gốm của làng gốm Phù Lãng luôn mang một nét đặc sắc rất riêng, đó là những sản phẩm gốm với chất liệu men tốt nhất cùng với nhiều màu sắc khác nhau như màu nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu… Men này được gọi chung với một cái tên là men da lươn. Không chỉ vậy, một nét đặc trưng nổi bật khác đó là gốm Phù Lãng sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong. Đây là một phương pháp làm gốm đòi hỏi sự kỳ công và khéo léo của nghệ nhân.

Chính điều này đã tạo nên thương hiệu cho làng gốm Phù Lãng, giúp cho những sản phẩm ở đây luôn được thị trường đón nhận, nghề gốm truyền thống không những không bị mai một mà ngày càng trở nên phát triển hơn. Đến thăm làng gốm Phù Lãng bạn sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp, kỹ thuật làm gốm cao siêu và những vất vả, khó khăn của người làm gốm phải trải qua mỗi ngày. Hàng năm có rất nhiều tour du lịch và các du khách tìm tới làng gốm này để tham quan và trải nghiệm.

Xem thêm :

Tìm hiểu kỹ thuật làm gốm của làng gốm Phù Lãng :

Làng gốm Phù Lãng nổi tiếng với những sản phẩm gốm vô cùng độc đáo. Để làm nên những sản phẩm đó đòi hỏi phải có một kỹ thuật cao trong làm gốm và sự tỉ mỉ, tình yêu nghề vô bờ bến của các nghệ nhân. Một xưởng sản xuất gốm gồm năm nhóm chính: tổ lò, tổ chuốt, tổ họa tiết, tổ men, tổ làm sạch. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về kỹ thuật làm gốm của làng gốm Phù Lãng nhé.

làng gốm Phù Lãng
Nguồn : Internet
  • Chọn và xử lý đất sét :

Đây là một bước quan trọng để làm ra những sản phẩm gốm ưng ý. Gốm Phù Lãng được tạo nên từ những loại đất sét nhất định và được chọn lựa cũng như xử lý một cách kỹ càng. Làng gốm Phù Lãng đòi hỏi khá khắt khe trong việc chọn đất sao cho phù hợp với từng chủng loại sản phẩm. Ðất để làm đồ sành phải là loại đặc biệt, có độ dẻo tương đối cao.
Sau công đoạn chọn đất là đến công đoạn xử lý đất. Đất tại làng gốm Phù Lãng được xử lý một cách công phu. Sau khi lấy đất về, nghệ nhân làm gốm mang đất đi phơi cho bạc màu bớt rồi mới trộn các lần đất với nhau. Sau khi trộn xong họ lại tiếp tục đập cho đất thành những viên nhỏ rồi cho đi ngậm nước và thực hiện các công đoạn cần thiết khác. Đất đạt yêu cầu phải là đất được luyện thật nhuyễn có độ dẻo cao và dễ tạo hình.

  • Tạo hình :

Tạo hình là một khâu quan trọng trong việc làm gốm, nó quyết định hình dạng chính xác của sản phẩm. Làng gốm Phù Lãng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để làm nên những sản phẩm với các hình dáng đa dạng. Tuy vậy, nhìn chung có 2 phương pháp tạo hình cơ bản, đó là tạo hình trên bàn xoay và in trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại.

Nguồn : Internet

Để tạo hình sản phẩm thì tất cả những sản phẩm đó đều phải được tạo hình trên bàn xoay tay do hai người thực hiện. Trong đó có một người ngồi chuốt, một người vần bàn xoay. Hình sau khi đã được tạo hoàn tất sẽ được để cho se một cách tự nhiên cho đến khi không còn cảm giác dính rồi mới đưa đến công đoạn tiếp theo

  • Tráng men :

Đây là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình làm gốm, nó quyết định đến màu sắc cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Làng gốm Phù Lãng thường sử dụng chất liệu tráng men được làm từ tro cây rừng. Men do chính tay người thợ chế biến và được làm rất kỳ công. Các chất liệu khác nhau sẽ được nghiền nát rồi cho vào nước và gạn lấy bột để làm men. Men dùng cho sản phẩm gốm của làng Phù Lãng thường có dạng quánh lại và vàng óng như mật ong.

  • Nung :

Nguồn : Internet
Nguồn : Internet

Nung là bước cuối cùng trong quy trình làm gốm. Sau khi sản phẩm được vào men, tạo màu và phơi khô, lúc này sẽ được đem đi nung ở nhiệt độ 1000 độ C trong lò nung. Làng gốm Phù Lãng thường dùng củi để nung gốm. Đây là một phương pháp nung truyền thống giúp tạo cho gốm có những nét đặc trưng riêng mà các phương pháp khác không thể thay thế.

Có thể thấy làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống lâu đời, sản xuất gốm với các sản phẩm nổi tiếng, có chất lượng cao và có những nét đặc sắc riêng. Trong kỹ thuật làm gốm của làng, các nghệ nhân vẫn thường sử dụng khá nhiều kỹ thuật truyền thống, mang lại nét đẹp độc đáo cho từng sản phẩm. Làng gốm xứng đáng là một làng gốm nổi tiếng và là một địa danh du lịch hấp dẫn lâu nay.

Nguồn : Internet
làng gốm Phù Lãng
Nguồn : Xóm nhiếp ảnh