Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch

0
1446
5/5 - (7 bình chọn)

” Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba “

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là ” một địa điểm du lịch gần hà nội ” cho ngày lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào dịp ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng triệu người từ khắp mọi miền tổ quốc, kiều bào nước ngoài, đổ về đây ” trở về cội nguồn dân tộc ”  tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn công lao lập nước to lớn của các vị vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc .

Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh ( có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn ) thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km, Hà Nội 90 km về phía Bắc.

Quần thể bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính, rừng cây cổ thụ, được canh giữ, bảo vệ nghiêm ngặt, từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân đầu tiên là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương ( thứ nhất ). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng nghị bàn việc nước với các Lạc Hầu, Lạc Tướng.

Đỉnh núi là đền Thượng, lăng Hùng Vương thứ sáu, từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc của đền đã được trùng tù nhiều lần, kèm theo là đầu tư xây mới nhiều công trình lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của khu di tích.

giỗ tổ hùng vương
Giỗ tổ hùng vương

Giỗ tổ Hùng Vương bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, mang tính chất văn hóa truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác. Các hoạt động văn hóa mang tính nghi thức còn lại đến nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương  được cử hành đồng thời trong ngày chính hội.

Lễ rước kiệu vua và dâng hương được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ, lễ vật dâng cúng là ” lễ tam sinh ” ( 1 lợn, 1 dê, 1 bò ) bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu… Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh nhạc khí trống đồng cổ, cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống sặc sỡ. Dưới tán lá của những cây cổ thụ cao vút trên cao, đám rước xuất phát từ trân núi qua các đền lên đến đỉnh đền Thượng. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng, xã, sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng.

Phần hội có nhiều trò chơi giân dan đặc sắc, đó là những cuộc thi hát ghẹo, hình thức dân ca Phú Thọ, thi đấu vật, chọi gà chèo thuyền… thi gói bánh của những huyện trong tỉnh, muỗi huyện sẽ cử ra những người ưu tú nhất, luyện tập trước với nhau hàng tháng để dành chiến thắng mang vinh dự, phần thưởng về cho huyện mình.

giỗ tổ hùng vương
Giỗ tổ hùng vương

Giỗ tổ Hùng Vương là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành ” Thánh địa linh thiêng ” của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam anh hùng.

 Xem thêm :